Đám cưới mang nhiều ý nghĩa tượng trưng, và mọi yếu tố của lễ cưới đều mang ý nghĩa, tượng trưng cho tình yêu, sự thống nhất và sự cam kết của cặp đôi. Một hạng mục vô cùng ý nghĩa của đám cưới là tráp cưới, một truyền thống mang tính biểu tượng sâu sắc. Bạn đang lên kế hoạch cho một đám cưới và cân nhắc tráp cưới, dưới đây là mẫu tráp cưới phổ biến, ngoài ra chúng tôi nhận đặt tráp theo yêu cầu và tùy chỉnh ngân sách.
Tráp cưới từ xưa đến nay được xem là một nét văn hóa đặc biệt của người Việt trong phong tục cưới hỏi. Tùy theo vùng miền mà chúng ta sẽ có những cách chuẩn bị số lượng tráp cưới và cách trang trí khác nhau. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tráp cưới cũng như cách chuẩn bị tráp cưới theo phong tục truyền thống nhé.
Tráp cưới hỏi là gì? ý nghĩa tráp cưới
Tráp cưới trong phong tục tuyền thống của Việt Nam là một phần không thể thiếu và mang ý nghĩa quan trọng trong đám cưới của các cặp đôi. Nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật đựng trong mâm son thiếp vàng mang đến nhà gái là sự thông báo với quan viên hai họ về việc cưới xin của đôi uyên ương cũng như thể hiện sự thành kính, biết ơn đến ông bà tổ tiên và bậc sinh thành của co dâu. Hơn nữa, tráp cưới cũng là lời chúc trăm năm hạnh phúc, sung túc giàu sang cho đôi vợ chồng.

Tráp cưới là một phần không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi và thể hiện sự coi trọng, chuẩn bị cũng như đẳng cấp của nhà trai. Ý nghĩa của tráp cưới được thể hiện thông qua các loại sau:
Tráp dạm ngõ
Lễ dạm ngõ hay lễ chạm ngõ là nghi thức đầu tiên vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua để các cặp đôi bước đầu xác lập mối quan hệ. Trong nghi lễ này, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật mang sang nhà gái để thưa chuyên và xin phép gia đình để chính thức cho hai người qua lại với nhau. Vì thế, lễ dạm ngõ như lời thông báo, lời chào hỏi chính thức giữa hai bên gia đình.
Tráp ăn hỏi
Trong các nghi lễ để tiến tới hôn nhân thì lễ ăn hỏi cần chuẩn bị số lượng tráp nhiều nhất. Lễ ăn hỏi là lời thông báo chính thức của hai bên gia đình về việc hứa gả con gái và nên duyên vợ chồng. Vì vậy, tráp ăn hỏi rất quan trọng và lời chúc phúc đến đôi bạn trẻ mong họ luôn được hạnh phúc và ấm êm trong đời sống vợ chồng.
Tráp xin dâu
Trong lễ ăn hỏi, thường nhà trai sẽ thông báo ngày lành tháng tốt để sang xin dâu mà hai bên gia đình đã bàn bạc và thống nhất trước đó. Khi ngày lành tới, nhà trai sẽ mang tráp sang xin dâu để đón cô dâu chính thức trở thành thành viên trong nhà mình. Ngày xưa, tráp xin dâu mang ý nghĩa là nhà trai đóng góp vật chất cho nhà gái để nhà gái có thể giảm bớt gánh nặng về chi phí tổ chức đám cưới. Ngày nay, tráp xin dâu mang ý nghĩa là lòng biết ơn của gia đình nhà trai đối với công lao sinh thành và dưỡng dục của chan mẹ cô dâu và sự tôn trọng, yêu thương của nhà trai đối với cô dâu mới.
Tráp đám cưới gồm những gì?
Mỗi khay đựng trái cây cưới đều mang ý nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia đình chú rể đối với gia đình cô dâu và đôi uyên ương mới cưới.
Tráp trầu cau
Trong dân gian có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” nên phong tục từ bắc vào nam không thể thiếu tráp trầu cau trong nghi thức cưới hỏi. Tráp trầu cau như một lời mở đâu để buổi gặp mặt, thưa chuyện giữa hai bên được diễn ra suôn sẻ. ngoài ra, miếng trầu cau khi hòa quyện với nhau kết hợp cùng vôi trắng sẽ tạo ra màu đỏ như son, ngụ ý cho sự son sắt bền chặt trong đời sống hôn nhân của đôi vợ chồng. Vì thế, tráp trầu cau là tráp cưới hỏi có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong nghi thức cưới hỏi. Hiện nay, những tráp trầu cau không chỉ mang tính truyền thống mà còn được trang trí với tính thẩm mỹ cao và đầy ấn tượng.
Tráp hoa quả
Hoa quả trong mâm tráp cưới hỏi tượng trưng cho món quà mà thiên nhiên ban tặng với hương vị ngọt ngào, thanh mát tương trưng cho đời sống vợ chồng luôn ngọt ngào, hạnh phúc. Ngoài ra, hoa quả cũng thể hiện sự sinh sôi, con đàn cháu đống khi cả hai cùng về chung một nhà. Hiện nay, những tráp hoa quả được kết rồng phượng đang trở thành xu thế được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì tính thẩm mỹ cao và là lời cầu chúc cho đời sống vợ chồng luôn viên mãn, sum vầy cùng nhau.
Tráp bánh
Đối với tráp cưới là các loại bánh thì sẽ tùy thuộc theo vùng miền mà sử dụng các loại bánh khác nhau như bánh phu thê, bánh cốm, bánh hồng,…Mỗi loại bánh đều chứa một giai thoại đầy ý nghĩa về tình nghĩa vợ chồng son sắt và cùng nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Các loại bánh này sẽ được bọc trong giấy đỏ hoặc hộp có màu đỏ thể hiện sự may mắn và tình cảm son sắt.
Tráp trà và rượu
Hai lễ vật này cũng là những thứ không thể thiếu khi tổ chức cưới hổi. Cô dâu- chú rể sẽ dâng trà rượu lên ông bà tổ tiên để xin phép và phù hộ cho đám cưới được diễn ra suôn sẻ cũng như lời cầu mong đời sống vợ chồng luôn được hòa thuận. Ngoài ra, vị cay nồng của rượu cùng mùi thơm của trà thể hiện lên các hương vị trong cuộc sống như trong đời sống vợ chồng không tránh khỏi sóng gió nhưng vẫn cùng nhau vượt qua để có một cuộc hôn nhân trọn vẹn.
Ý nghĩa tráp ăn hỏi lễ đen: Lễ đen ở đây là phong bì đựng tiền được đặt riêng hoặc bỏ vào tráp trầu cau. Số tiền này là số tiền thách cưới của nhà gái và là món quà nhỏ thể hiện sự biết ơn đối với sự dưỡng dục của bố mẹ cô dâu. Họ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng cô dâu để bây giờ trở thành vợ và con dâu ở nhà trai.
Tráp xôi, gà, heo quay
Đây là một nghi lễ quan trọng khác trong mâm quả cưới. Mâm xôi thường được trang trí bằng màu đỏ cam nhuộm từ quả gấc để tượng trưng cho sự chung thủy, thủy chung giữa vợ chồng. Kèm theo đó là gà thơm và heo quay được trang trí đẹp mắt. Mâm xôi, gà hoặc heo quay tượng trưng cho lời chúc phúc cho cuộc sống đôi uyên ương luôn gặp nhiều may mắn, thịnh vượng
- Gà và xôi: Mang lại may mắn và viên mãn trong cuộc sống hôn nhân.
- Heo quay: Chúc đôi vợ chồng sớm có con và luôn gặp may mắn về tiền bạc.
Tráp trang sức, vàng
Tráp đựng nhẫn, tiền, vòng tay vàng thường được điều chỉnh tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình chú rể. Trong tráp này, những vật dụng như nhẫn cưới, tiền, vòng tay vàng thường được lựa chọn để thể hiện sự tôn trọng của gia đình chú rể dành cho cô dâu.
Ý nghĩa vật phẩm trong tráp cưới
Hầu như ai cũng quen thuộc với hình ảnh tráp cưới. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của từng loại trái cây trong tráp cưới có thể không được hiểu đầy đủ trừ khi bạn trực tiếp tham gia vào khâu chuẩn bị đám cưới
1.Trầu cau
Lá trầu được ví như “khởi đầu của một câu chuyện” trong câu chuyện về lòng chung thủy trong hôn nhân, tượng trưng cho tình yêu bền chặt và sự hòa hợp giữa đôi uyên ương. Khay này không thể thiếu trong bất kỳ đám cưới nào.
2.Trà và rựu
Trong văn hóa Việt Nam, trà hoặc rượu thường được phục vụ trong các cuộc họp quan trọng. Trong đám cưới, khay trà và rượu thể hiện sự chân thành và nghiêm túc của gia đình chú rể đối với gia đình cô dâu, đồng thời cũng là vật dâng lên tổ tiên và là lời mời tổ tiên ban phước lành cho hạnh phúc của đôi uyên ương.
3.Bánh phu thê, bánh xu xê
Mỗi vùng miền từ Bắc vào Trung Nam đều có những chiếc bánh cưới đặc trưng riêng, nhưng tất cả đều tượng trưng cho sự hòa hợp, đoàn kết và hạnh phúc cho đôi uyên ương. Một xu hướng gần đây chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây là việc đưa bánh cưới vào, tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào và hạnh phúc.
3.Trái cây
Tráp đựng này gồm 5 loại trái cây khác nhau, mỗi loại đều có màu sắc rực rỡ, tươi ngon và tượng trưng cho hạnh phúc lâu dài cho đôi uyên ương.
4.Xôi
Xôi thường có màu đỏ ( xôi gấc) tượng trưng cho tình yêu chung thủy, gà và thịt lợn quay tượng trưng cho hạnh phúc gia đình và mong muốn giàu có, thịnh vượng. Mọi lời chúc tốt đẹp nhất dường như được gói gọn trong mâm quả cưới này.
5. Trang sức, áo dài
Tráp đựng đồ trang sức và quần áo phổ biến hơn ở miền Trung và miền Nam so với miền Bắc. Tráp này tượng trưng cho sự cam kết của chú rể với cô dâu và lời hứa sẽ chăm sóc cô dâu chu đáo khi cô về với gia đình anh. Tráp đựng tiền vàng được coi là phép thử của hôn nhân.
Tráp cưới hỏi ba miền Bắc- Trung-Nam
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta hay nghe những câu hỏi như tráp cưới miền Nam có gì hay tượng tự đối với miền Bắc và miền Trung cũng không ngoại lệ. Ngoài những lễ vật nhất định như trầu, cau, chè, thuốc,…thù tùy theo vùng miền và văn hóa riêng biệt mà sẽ có những khác nhau như sau:
Tráp cưới miền Bắc
Trong ba miền thì phong tục cưới hỏi miền Bắc đòi hỏi sự trang nghiêm và nhiều nghi lễ nhất. Đối với tráp cưới luôn là số lẻ như 5,7 hoặc 9 tráp còn số tiền trong tráp phải là con số may mắn hoặc các lễ phẩm dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu là số chẵn mang ý nghĩa tốt cho cuộc hôn nhân viên mãn.
Tráp cưới 5 lễ sẽ bao gồm tráp trầu cau, hoa quả, rượu thuốc, bánh phu thê hoặc tráp bánh cốm. Tương tự với tráp 7 lễ và 9 lễ sẽ có thêm tráp chè sen hoặc tráp lợn quay, tráp xôi phù hợp với hoàn cảnh và kinh tế của gia đình nhà trai. Ngoài việc đảm bảo về số lượng thì mâm tráp cưới cũng cần đảm bảo tính thẩm mỹ, mỗi lễ vật cần được trang trí một cách chắc chắn, bài trí bắt mắt mang đến những vật phẩm đẹp mắt và ấn tượng cho đám cưới.
Tráp cưới miền Trung
Phong tục cưới hỏi của miền Trung thường khá đơn giản, không phô trương nhưng mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ thể hiên “trọng lễ nghi kinh tài vật”. Tráp cưới không cần mâm cao cỗ đầy nhưng cách hành xử phải quy cách theo chuẩn mực.
Tráp cưới miền Nam
So với hai miền kể trên thì tráp cưới của miền Nam luôn đặc biệt vì họ thường gộp lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi với nhau nên không có tráp dạm ngõ. Ngoài ra, trong vật phẩm thường có hai ngọn nến để tiến hành nghi lễ lên đèn là sự xin phép ông bà tổ tiên và sự cầu mong về một cuộc hôn nhân viên mãn, hạnh phúc lâu dài.
Bán tráp cưới hỏi- Trang trí tráp cưới hỏi Thành Công Flower
Hiện nay, nhịp sống ngày càng bận rộn khiến các cặp đôi không có nhiều thời gian chuẩn bị cho lễ cưới của mình, đặc biệt là việc chuẩn bị tráp cưới vốn dĩ không thể sơ sài, qua loa mà đòi hỏi sự chỉn chu, tỉ mỉ trong từng chi tiết vì nó thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn của chú rể dành cho gia đình nhà gái. Vì vậy, việc lên kế hoạch và chuẩn bị tráp cưới hỏi luôn được các cặp đôi quan tâm và đặt lên hàng đầu. Đối với những cặp đôi không có nhiều thời gian chuẩn bị cho lễ cưới thì việc sử dụng các dịch vụ cưới hỏi như dịch vụ tráp cưới hỏi là xu hướng ngày càng được nhiều người quan tâm.
Thành Công Flower là đơn vị cung cấp các dịch vụ cưới hỏi như trang trí xe cưới, trang trí không gian cưới, cổng hoa cưới,…và đặc biệt là cung cấp dịch vụ tráp cưới uy tín, chất lượng đem đến sự hài lòng cho khách hàng sử dụng và trải nghiệm.
Thành Công Flower am hiểu phong tục truyền thống cưới xin của mỗi vùng miền nên sẵn sàng tư vấn để khách hàng có những lựa chọn phù hợp và tuyệt vời nhất cho ngày trọng đại của mình. Ngoài ra, chúng tôi cũng luôn cập nhật các xu hướng trang trí tráp cưới hỏi mới, hiện đại như trang trí rồng phượng khiến đám cưới thêm rực rỡ và ấn tượng.
Bên cạnh đó, dịch vụ tráp cưới hỏi tại Thành Công Flower có giá cả phải chăng, hợp lý phù hợp với nhu cầu và mong muốn của đông đảo khách hàng. Từ những tráp cưới hỏi đơn giản theo truyền thống với giá thành phải chăng cho đến những tráp cưới hỏi sử dụng các vật phẩm cao cấp, nhập khẩu từ nước ngoài có giá thành cao phù hợp với những cặp đôi có điều kiện kinh tế khá giả trở lên. Để được tư vấn tráp cưới hỏi phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình, các bạn có thể liên hệ với đội ngũ nhân viên tư vấn của cửa hàng để được giải đáp thắc mắc và có quyết định phù hợp nhé.
Ngoài ra, Thành Công Flower nhận trang trí và chuẩn bị tráp cưới theo yêu cầu và mong muốn của từng khánh hàng. Mỗi tráp cưới đều được chuẩn bị một cách chỉn chu đáp ứng yêu cầu và mong muốn của khách hàng về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó, chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời về chất lượng dịch vụ cung cấp nên luôn chiếm được cảm tình và sự yêu mến của khách hàng.
Có thể thấy rằng, mỗi lễ vật trong đám cưới hỏi đều chứa đựng một ý nghĩa và vị trí khác nhau nhau nhưng đều tượng trưng cho sự may mắn và lời cầu chúc cho cuộc sống vợ chồng được viên mãn, hạnh phúc trọn đời. Qua bài viết này, Thành Công Flower hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa tráp cưới cũng như cách chuẩn bị tráp cưới theo phong tục từng vùng miền để làm cho ngày trọng đại của mình ý nghĩa và hạnh phúc nhất.